Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Tính khiêm tốn của CSVN và Hồ Chí Minh: Thiển cận, kém học thức

Trần Đắng (Danlambao) - CSVN nói chủ nghĩa Mác-Lê là “khoa học”, là “đỉnh cao trí tuệ nhân loại”, “đảng CS là đạo đức, là văn minh”. Như thế là họ kiêu ngạo. Ông Minh (Hồ Chí Minh có tên riêng, tôi gọi vậy như gọi Võ Nguyên Giáp là “ông Giáp”, gọi Phạm Văn Đồng là “ông Đồng”) nói như theo giáo điều của Mác chủ nghĩa duy vật biện chứng là “phương pháp duy nhất đúng”, nên không chấp nhận bất cứ hệ tư tưởng nào, kể cả phủ nhận thánh Gandhi của Ấn Độ, đuổi thực dân Anh ra khỏi Ấn không tốn một viên đạn. CSVN thì mất hàng triệu quân và dân trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, kém xa Gandhi. Vậy mà sau chiến thắng Điện Biên Phủ thì Xuân Diệu viết “chúng ta là vĩ đại”. CSVN vênh váo thật, lúc nào cũng vỗ ngực tự hào ta là nhất, tính đó là tính trẻ con, lúc nào cũng mong ta thắng, hơn người, là não trạng chưa trưởng thành. Ở đây chúng tôi nói qua về tính kiêu ngạo của CS. Dưới đây, chúng tôi chỉ ra tính cận thị, không có viễn kiến, và tính nông cạn của sự khiêm tốn của csVN và ông Minh.

Như quý độc giả biết qua bài “Đòn đánh bẻ gãy xương sống lý luận của cộng sản”, thuyết của chúng tôi là thuyết đa hướng. Nó hợp với các nước tự do, dân chủ vì mỗi lần bầu cử tổng thống là một tình hình quốc gia, quốc tế mỗi khác, không lần nào giống lần nào, và ý dân cũng vậy, không bao giờ lặp lại. Đã “đa hướng” thì dễ cười chê cs VN, Tàu Cộng, Cuba, Bắc Hàn là những nước có ý thức hệ mà triết học của nó là “hướng dương”, tức có phát triển, càng ngày càng đi lên, càng tốt, càng hoàn thiện, mà tận thiện của nó là xã hội (hoang tưởng) cộng sản chủ nghĩa. Chúng tôi đã chứng minh trong bài “Đòn đánh bẻ gãy xương sống lý luận của cộng sản” là triết học hướng dương là sai, triết học đa hướng phù hợp thực tiễn hơn, và vận dụng vào bất cứ cái gì cũng đúng. Nhân vì Anh Đài viết bài “Trần Đắng với những trò hề ngu ngốc” bảo vệ cs VN, ngay đầu bài đã lên lớp chúng tôi về tính khiêm tốn. CS VN thì luôn ca ngợi ông Minh là người rất mực khiêm tốn. Tôi biết AĐ sai, nhưng viết ra thì dài, nên tôi làm một bài riêng mà quý vị đang đọc đây. Chúng tôi thì đa hướng mà, tức chúng tôi thấy tính khiêm tốn nó đa hướng, chứ không phải khiêm tốn là thuần túy tốt, kiêu ngạo là thuần túy xấu, không phải theo được trong bất kỳ tình huống nào.

Bây giờ thì chúng tôi kể vài ví dụ thực tiễn để chứng minh tính khiêm tốn là… xấu mà kiêu ngạo là… tốt!

Võ Nguyên Giáp, csVN nói là người “văn, võ song toàn”, giữ được uy tín trọn đời, nhưng bị đì sói trán. Dĩ nhiên người như ông Giáp thì có tính khiêm tốn. Nhưng ông Giáp không đi xa hơn được, làm lãnh tụ chẳng hạn, như tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng vì ghế thì ít, mà ai cũng muốn thăng tiến, ai cũng muốn làm vua trong nghiệp, trong nghề của mình, nên các tay chóp bu cs VN mà tiêu biểu là phe Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Nguyễn Chí Thanh thấy ai “tài, đức” dễ “đi lên thanh niên, làm theo lời bác” thì phá. Kết quả là ông Giáp chỉ là đại tướng suốt đời. Vị trí lãnh tụ là một cái đa hướng, không phải cái tốt, vì ông Giáp có uy tín cao trong nước mà bị gạt qua một bên. Có đức, có tính khiêm tốn thì nó hại như vậy, ông Giáp càng tài, càng đức cao thì Lê Duẩn càng ghét, nên ta kết luận khiêm tốn nó đa chiều, không thuần tốt.

Đọc Sử Ký Tư Mã Thiên, có một số truyện rõ ràng khúc chiết, nhân vật chính là thánh tổ Nho Giáo, vạn thế sư biểu (người thầy muôn đời) Khổng Tử, minh họa cho luận điểm khiêm tốn là xấu.

Khổng Tử khiêm tốn đến mức vô ngã, không tự coi mình là chân lý, khó mà tưởng tượng ra ông là người kiêu ngạo. Ông nói: "Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư” (Trong ba người đang đi, tất có người đáng làm thầy ta). Ông chọn người tốt để học theo, rồi quan sát người xấu mà tránh không làm như họ. Như thế lúc nào ông cũng học và học mọi người. Ông là ông thánh đức khiêm tốn. Nhưng cũng vì đức tính này mà ông không tham chính được, về già chỉ dạy học, làm văn hóa.

Khi ông tới nước Sở, Chiêu Vương định phong cho ông miếng đất trong sổ sách có 700 lý (1 lý là nhóm gia đình 25 nhà). Quan lệnh doãn (như thủ tướng ngày nay) nước Sở là Tử Tây hỏi:

Trong số các sứ giả nhà vua phái đến các nước chư hầu có ai bằng Tử Cống không?

Không.

Trong số những người giúp đỡ nhà vua có ai bằng Nhan Hồi không?

Không.

Trong số các tướng của nhà vua, có ai bằng Tử Lộ không?

Không.

Trong số các quan của nhà vua, có ai bằng Tể Dư không?

Không.

Không những thế, tổ tiên nước Sở cũng chỉ được nhà Chu phong với cái tước hiệu là “tử” và năm mươi dặm đất (Ý nói Sở trước kia chỉ nhỏ 50 dặm và chỉ có tước “tử”, nay lớn mạnh). Nay Khổng Khâu theo phép tắc của Tam Vương, làm sáng cả cơ nghiệp của Chu Công, Thiệu Công. Nếu dùng ông ta thì nước Sở làm thế nào mà được đời đời đường hoàng có đất vuông ngàn dặm? Văn Vương ở đất Phong, Vũ Vương ở đất Cảo đều chỉ là những ông vua có trăm dặm đất, thế mà rốt cuộc lại làm vương thiên hạ. Nay Khổng Khâu có được miếng đất làm cơ sở, lại có bọn học trò giỏi giúp đỡ thì đó không phải là phúc của nước Sở.” 

Chiêu Vương bèn thôi.

Như vậy, chính lòng nhân, và sự khiêm tốn của Khổng Tử gây vạ cho ông, chứ không phải tính khiêm lúc nào cũng tốt. 

Chúng ta hãy cùng khảo sát bài thứ hai:

Lỗ Định Công cho Khổng Tử làm quan cai trị thành Trung Đô. Được một năm, cả bốn phương đều noi theo xem là mẫu mực. Từ chức quan cai trị thành Trung Đô, Khổng Tử được thăng làm tư không (coi việc xây dựng), rồi được làm đại tư khấu (coi về pháp luật).

Mùa xuân năm thứ mười đời Lỗ Định Công (500), Lỗ giảng hòa với Tề. Mùa hạ, quan đại phu nước Tề là Lê Sừ nói với Tề Cảnh Công:

Nước Lỗ dùng Khổng Khâu thế nào cũng nguy hại cho nước Tề.

...

Khổng Tử làm tướng quốc (như thủ tướng ngày nay), giết quan đại phu nước Lỗ làm rối loạn chính sự là Thiếu Chính Mão. Sau khi tham dự chính quyền trong nước ba tháng, những người bán cừu, bán lợn không dám bán thách, con trai con gái ở trên đường đi theo hai phía khác nhau, trên đường không nhặt của rơi. Những người khách ở bốn phương đến thành ấp không cần phải nhờ đến các quan, bởi vì người ta đều xem họ như người ở trong nhà.

Người Tề nghe vậy sợ hãi nói:

Khổng Tử cầm đầu chính sự thì thế nào cũng làm bá chủ chư hầu. Nếu Lỗ làm bá thì đất nước ta ở gần sẽ đầu tiên bị thôn tính. Tại sao ta không đem đất nộp cho Lỗ?

Lê Sừ nói:

Trước tiên hãy tìm cách cản trở, nếu chưa được thì nộp đất cũng chưa muộn.

Vua Tề bèn sai chọn tám mươi người con gái đẹp ở trong nước Tề, đều cho mặc quần áo đẹp, tập múa điệu “khang nhạc” và ba mươi cỗ ngựa, mỗi cỗ bốn con rất đẹp. Vua Tề sai bày bọn con gái và những con ngựa đẹp ở ngoài cửa cao phía nam kinh đô nước Lỗ. Quý Hoàn Tử, đại phu quyền thần, ăn mặc thường dân đến xem hai ba lần, toan thu nhận và nói với vua Lỗ đi một vòng để đến xem. Vua Lỗ đến chơi xem đến trọn ngày. Vua Lỗ bỏ việc chính sự. Tử Lộ nói:

Thầy nên đi thôi.

Khổng Tử nói:

Vua Lỗ sắp đi làm lễ tế giao, nếu nhà vua đem thịt tế đến cho các quan đại phu thì ta còn có thể ở lại.

Cuối cùng Quý Hoàn Tử nhận nữ nhạc của Tề, bẩm với Lỗ hầu. Lỗ hầu say mê ba ngày không nghe việc chính sự. Khi làm lễ tế giao cũng không đem thịt tới cho các quan đại phu. Khổng Tử bèn ra đi.

Nước nào cũng muốn mình phú cường, muốn mình vĩ đại. Từ chuyện cá nhân ông Giáp đến chuyện quốc gia đại sự như Khổng Tử làm quan, giống nhau. Vì muốn mình vĩ đại nên thấy quốc gia nào phát triển thì các nước láng giềng bèn phá. Khổng Tử mà càng tài đức, càng khiêm tốn thì càng lôi kéo được người hiền tài, làm quốc gia giàu mạnh, là việc mà lân bang rất ghét, vì họ sẽ bị lệ thuộc, chịu phận đàn em.

Tính khiêm tốn không hoàn hảo được mà là có tốt, có xấu, nó đa hướng. Tính kiêu ngạo cũng vậy, có tốt, có xấu, cũng đa hướng. Kiêu ngạo mà tốt thì như Tiêu Hà (?-193 TCN) đời Hán Cao Tổ Lưu Bang (?- 195 TCN). 

Tiêu Hà là một trong Tam Kiệt: Trương Lương trong chính trị, Hàn Tín trong quân sự, và Tiêu Hà trong hậu cần, kinh tế. Sau khi thắng Hạng Vũ, giang sơn thu về một mối, Lưu Bang rất e sợ các nhân tài của mình được lòng dân, lôi kéo dân đứng lên chống mình giành ngôi vua nên đã giết Bành Việt, Hàn Tín. Tiêu Hà, lúc bấy giờ là thừa tướng (như thủ tướng nay), thấy các gương đó nên ông “lạm quyền”, ra sức cướp ruộng đất của dân, tự bôi tro trát trấu lên mặt mình cho mất uy tín đi thì Lưu Bang mới yên tâm ông không phải là người được lòng dân. Hành động ăn cướp ban ngày đó là gì? Là hống hách, là một cách nói khác của tính kiêu ngạo, là không khiêm tốn, tự cho mình đứng trên dân. Và ta thấy ngay là sự ngạo mạn khinh dân đó chính là sự … thông thái, khôn ngoan, giả dại qua ải. Ngược lại, khi vua nghi ngờ mình tạo uy tín để thu hút nhân tài, thu hút quần chúng lật đổ vua mà cứ bình chân như vại, cứ “khiêm tốn”, cứ “hiền đức” thì tôi gọi là người … ngu! Ở đây, ta thấy thuyết đa hướng nó đúng như thế nào.

Những truyện trên thì không xa lạ gì với cs & ông Minh đâu, nhưng họ không học được, do họ bị triết học hướng dương che mờ, mà chỉ biết có hướng dương thì triết học đó không đánh cũng tự tan. Mê mờ tới mức trẻ em VN nào cũng phải học thuộc lòng 5 điều bác Hồ dạy, điều cuối là “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

CS VN, và cả ở TQ, Bắc Hàn, Cuba cũng vậy, sai từ trong gốc, từ trong lý luận, từ trong triết học duy vật biện chứng, chúng tôi đã chứng minh trong 2 bài là “Sai lầm chí mạng của chủ nghĩa cộng sản” và “Đòn đánh bẻ gãy xương sống lý luận của cộng sản”. Hai bài viết của chúng tôi dễ hiểu, lý luận chắc chắn, mạch lạc, ví dụ minh họa sinh động như thực tiễn, như bữa cơm tối. CS VN sợ độc giả sẽ chịu ảnh hưởng của 2 bài này, không dám trích đăng trên các website của họ mà chỉ chửi bới chúng tôi một chiều, không dám nhìn đa chiều, như đà điểu thấy kẻ thù, phát sợ thì vùi đầu xuống cát vậy, tự che mắt mình, không còn thấy gì, tưởng kẻ thù biến mất. Một triết học lành mạnh mà tự bưng bít như vậy! Tu chợ cao hơn tu chùa: Ở nơi lộn xộn, mất dạy mà tâm ta vẫn tĩnh, vẫn giác ngộ, vẫn yêu kẻ thù như Phật Thích Ca nói thì tu đó cao hơn tu ở chùa yên tĩnh. Nay đưa ra vài bài phản biện mà cs hành xử kiểu con nít nghe khen thì mừng, nghe chê (đúng) thì buồn, hơn buồn nữa, vu cáo, chửi bới, thóa mạ chúng tôi thì chả hóa ra cs là không đạo đức, không văn minh, không là đỉnh cao trí tuệ nhân loại, phi khoa học!! Chúng tôi quen sống trong triết học đa hướng, có cái nhìn rộng rãi, tài và tật của mình đều được nhận ra. Chúng tôi chưa thấy GS TS triết Mác-Lê nào cãi gỡ cho nổi 2 bài viết về tư tưởng đa hướng của chúng tôi. Qua 2 bài viết này làm ta thấy cs sai cộng thêm tính “khiêm tốn”của cs, của ông Minh, ta thấy bọn họ thêm kệch cỡm, quái lạ, dở hơi, thiển cận, thiếu học vấn uyên thâm.

VN, 30-3-2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét